Cần lưu ý gì khi sống chung với bệnh nhân trầm cảm

Mục lục [Ẩn]

 

   Trầm cảm là căn bệnh tâm lý ngày càng trở nên phổ biến hơn, Người bệnh trầm cảm thường chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực, rất nhạy cảm với lời nói và cách ứng xử của những người xung quanh. Việc sống chung, chăm sóc bệnh nhân trầm cảm chưa bao giờ là dễ dàng. Vậy phải lưu ý những điều gì khi sống chung với bệnh nhân trầm cảm? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Cần lưu ý gì khi sống chung với bệnh nhân trầm cảm?

Cần lưu ý gì khi sống chung với bệnh nhân trầm cảm?

 

Tìm hiểu chung về bệnh trầm cảm

   Trầm cảm là một tình trạng tâm lý phổ biến và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cảm xúc, tư duy và hành vi của con người. Bệnh đặc trưng bởi cảm giác trống rỗng, buồn bã và mất hứng thú dai dẳng. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, ở mọi tuổi tác và giới tính. 

    Có nhiều yếu tố góp phần gây ra bệnh trầm cảm như các yếu tố di truyền, suy giảm chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, do các áp lực cuộc sống, đặc điểm tính cách…

    Người bị trầm cảm chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực, bi quan và đôi khi hình thành cả những quan niệm sai lệch về bản thân. Hơn nữa, do tâm lý bất ổn nên bệnh nhân khá nhạy cảm với lời nói và cách ứng xử từ những người xung quanh. Họ thường có xu hướng tự thu mình lại, tự cô lập với bản thân và tìm cách tách biệt với xã hội. Do đó, khi sống chung với bệnh nhân trầm cảm, bạn cần phải có những hiểu biết nhất định về bệnh lý này để có biện pháp hỗ trợ và nâng đỡ tinh thần của người bệnh.

 

Các lưu ý khi sống chung với bệnh nhân trầm cảm

Hiểu rằng trầm cảm là một bệnh lý, tìm hiểu thông tin về bệnh

    Nhiều người cho rằng trầm cảm chỉ là một trạng thái tâm lý, một cảm xúc nhất thời khi người bệnh gặp một cú sốc nào đó như người thân qua đời, gia đình vỡ nợ, công ty phá sản, mất con, mắc bệnh nan y,… Do vậy, nên họ cho rằng trầm cảm có thể tự khỏi sau một thời gian và không cần điều trị. Thậm chí, khi người bệnh bày tỏ mong muốn được đi khám thì họ lại phủi phui đi, nghĩ rằng bệnh nhân đang làm quá lên.

    Đây là một quan niệm sai lầm, trầm cảm là một bệnh lý tâm thần, cần được thăm khám và điều trị phù hợp. Việc hiểu rằng trầm cảm là bệnh lý sẽ giúp bạn có sự thấu hiểu, đồng cảm và cư xử đúng mực hơn khi sống chung với người mắc bệnh lý này.

>>> Xem thêm: Gia đình không tin người thân của họ bị mắc bệnh trầm cảm.

   Cách tốt nhất để hỗ trợ người bệnh trầm cảm chính là tìm hiểu kỹ về bệnh lý của họ, biết tình trạng bệnh của họ đang ở giai đoạn nào. Bạn nên tìm hiểu thông tin của bệnh qua sách vở, báo đài, các trang mạng xã hội uy tín. Tốt nhất, bạn cũng nên dành thời gian để trao đổi với bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh để có thể nắm rõ được mức độ bệnh và các triệu chứng hiện có của người thân. Hoặc nếu đã tạo dựng được niềm tin với bệnh nhân, bạn có thể  gợi ý và đề nghị bệnh nhân chia sẻ về những cảm nhận, triệu chứng cụ thể của bản thân với mình.

Lắng nghe và trò chuyện với người bệnh

   Bệnh nhân trầm cảm thường có xu hướng sống khép kín, ít giao tiếp và chủ động trò chuyện với người khác. Do đó, bạn hãy cho họ biết rằng mình không cô đơn bằng cách chủ động giao tiếp, tâm sự với họ.

   Nếu bệnh nhân đang ở trong trạng thái kích động, không ổn định, bạn hãy lắng nghe suy nghĩ của họ một cách chân thành và không đánh giá. Nếu họ chưa muốn chia sẻ, bạn hãy nhắc cho họ biết rằng bạn luôn sẵn sàng lắng nghe lắng nghe họ.

   Khi đối phương mở lòng và chia sẻ cho chúng ta những gì họ đang nghĩ, bạn hãy thể hiện sự thấu hiểu và đồng cảm với họ, kể cả khi bạn không nghĩ rằng đây là những suy nghĩ và cảm xúc phù hợp.

    Bạn hãy tránh đáp lại bằng những câu như  "thôi đừng quan tâm tới nó nữa", "đừng lo nữa, có gì đâu mà lo, mà buồn", "Ôi chuyện ấy có gì đâu, em đừng để ý" hay "Em biết là anh đang thấy khó khăn nhưng mà đầy người còn khổ hơn ý, cố gắng lên". Những câu nói này sẽ khiến cho bệnh nhân trầm cảm thấy rằng những cảm xúc của họ bị xem nhẹ và bỏ qua. Từ đó, họ sẽ rất khó tiếp tục mở lòng và chia sẻ cùng bạn.

    Việc đồng cảm với đối phương sẽ giúp họ biết rằng bạn hiểu và tôn trọng cảm xúc của họ, họ sẽ mở lòng hơn với bạn. Bạn có thể nói những câu như "Mẹ  biết con đang ở trong một giai đoạn khó khăn vì chuyện này, mẹ có thể giúp được gì?" , hoặc “Mẹ không biết có thể giúp con như thế nào, nhưng mẹ luôn ở bên con…”.

 

Một cái ôm thật chặt thể hiện sự đồng cảm với người bệnh.

Một cái ôm thật chặt thể hiện sự đồng cảm với người bệnh.

 

   Ngoài việc thể hiện sự đồng cảm qua lời nói, bạn cũng có thể bày tỏ thấu cảm bằng ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt trìu mến, cái nắm tay hay là cái ôm thật chặt. Những hành động quan tâm, sẻ chia từ bạn chính là liều thuốc giúp người bệnh có động lực để vượt qua nỗi đau và những cảm xúc tiêu cực.

Động viên người bệnh thăm khám và điều trị

   Như đã nói ở trên, trầm cảm là một bệnh lý và cần được thăm khám và điều trị. Nếu không được điều trị phù hợp, các triệu chứng của bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Do đó, khi thấy người thân hoặc bạn bè có dấu hiệu trầm cảm, bạn nên động viên họ thăm khám và điều trị.

   Việc này có thể sẽ không dễ dàng, bạn nên để họ biết rằng bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải những khó khăn và vướng mắc về mặt tâm lý, tìm gặp bác sĩ sẽ giúp họ vượt qua nỗi đau dễ dàng hơn.

   Sau khi bệnh nhân đồng ý thăm khám và điều trị, bạn nên động viên họ kiên trì trong việc trị liệu tâm lý hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn. Bởi quá trình điều trị thường kéo dài nhiều năm, người bệnh dễ dàng buông xuôi, từ bỏ điều trị nếu không nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ từ những người xung quanh.

Xây dựng lối sống lành mạnh cho người bệnh trầm cảm

    Các triệu chứng bất thường về cả mặt tâm lý và thể chất kéo dài sẽ khiến cho sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân trầm cảm bị đảo lộn. Ví dụ: Họ thường xuyên mất ngủ, chán ăn hoặc ăn quá nhiều, không muốn làm bất cứ điều gì,... thậm chí tìm đến bia rượu, các chất kích thích để giải tỏa. Những điều này sẽ làm cho sức khỏe của bệnh nhân ngày càng kém đi, cơ thể suy nhược và tình trạng bệnh trầm cảm ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

   Khi sống chung với người trầm cảm, bạn cần xây dựng cho bệnh nhân lối sống khoa học, như:

  • Động viên người bệnh ra khỏi phòng, bước chân ra bên ngoài để hít thở không khí trong lành.
  • Thiết lập chế độ ăn uống, lựa chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và não bộ.
  • Khuyến khích bệnh nhân tập thể dục mỗi ngày. Điều này sẽ giúp họ tăng cường sức đề kháng và gia tăng sản sinh các hormone hạnh phúc.
  • Khuyên họ ngủ nghỉ sớm, duy trì thói quen ngủ trước 23 giờ mỗi ngày và thức dậy cùng một thời điểm để có được một tinh thần sảng khoái nhất.
  • Động viên họ tìm kiếm những hoạt động vui chơi, thư giãn phù hợp với sở thích.
  • Khuyên bệnh nhân giảm bớt khối lượng công việc để tập trung vào quá trình điều trị.
  • Cho bệnh nhân sử dụng BoniBrain của Mỹ để cải thiện những cảm xúc tiêu cực và các triệu chứng của bệnh trầm cảm như buồn bã, lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, mất năng lượng,... BoniBrain có thành phần từ tự nhiên như thảo dược, acid amin, vitamin nên rất an toàn cho người sử dụng, không có tác dụng phụ.

Tìm hiểu về tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

   Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp điều trị đối với bệnh trầm cảm. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, người bệnh trầm cảm sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc giải lo âu, thuốc chống loạn thần,….

 

Bạn hãy tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm.

Bạn hãy tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm.

 

   Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trầm cảm cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các tác dụng phụ. Do đó, người sống chung với bệnh nhân trầm cảm nên nắm được các tác dụng phụ của thuốc, đồng thời theo dõi chặt chẽ việc dùng thuốc của bệnh nhân. Bạn cũng nên chú ý đến các triệu chứng, biểu hiện của bệnh nhân để kịp thời ngăn chặn và xử lý các tình huống bất thường.

Tự chăm sóc bản thân mình thật tốt

    Khi sống chung với bệnh nhân trầm cảm, bạn hãy nhớ giữ vững tinh thần, đừng để bản thân mình bị cuốn vào sự tiêu cực, bi quan của họ.

    Bên cạnh việc hỗ trợ người bệnh, bạn cũng cần phải dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và làm điều mình yêu thích. Nếu bạn cảm thấy kiệt sức hoặc buồn chán, hãy dành thời gian để ổn định trở lại. Nếu cần thiết, bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người khác như các thành viên khác trong gia đình.

Nếu bạn thấy quá mệt mỏi và kiệt sức, hãy sử dụng sản phẩm BoniBrain để nạp lại năng lượng, tạo cảm giác dễ chịu, hạnh phúc, giảm nguy cơ trầm cảm nhé.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được các lưu ý khi sống chung với bệnh nhân trầm cảm. Việc quan tâm và chăm sóc người thân bị trầm cảm không chỉ giúp họ vượt qua khó khăn mà còn mang lại sự yêu thương, sự hỗ trợ tinh thần mạnh mẽ trong quá trình hồi phục và trở lại cuộc sống. Nếu còn điều gì muốn tâm sự, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi