Sống thử trước khi kết hôn có giúp giảm nguy cơ hôn nhân đổ vỡ ?

Mục lục [Ẩn]

 

   Một bộ phận giới trẻ ngày nay thường có xu hướng sống thử để trải nghiệm cuộc sống vợ chồng trước khi quyết định kết hôn. Họ cho rằng việc này sẽ giúp tránh rơi vào cuộc hôn nhân đổ vỡ. Vậy thực tế, liệu điều đó có đúng không?

 

Sống thử là gì?

Sống thử là gì?

 

Sống thử là gì?

   Sống thử là cụm từ để chỉ về những cặp đôi yêu nhau, cùng chung sống như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn.

   Những người sống thử thường tự nguyện cùng nhau “góp gạo thổi cơm chung” để có nhiều thời gian dành cho nhau, tìm hiểu kỹ đối phương.

   Sau khoảng thời gian chung sống, nếu cảm thấy phù hợp họ sẽ tiến tới hôn nhân và ngược lại.

   Tuy nhiên ở nước ta, chuyện sống thử vẫn chưa nhận được sự ủng hộ của nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh, những thế hệ cha ông có tư tưởng truyền thống.

   Từ thời xưa, phong tục truyền thống của nước ta luôn xem trọng phẩm hạnh của người phụ nữ. Vì vậy, việc sống thử trước khi cưới vẫn có nhiều luồng ý kiến trái chiều.

   Còn ở các nước phương Tây, sống thử là chuyện rất bình thường. Thậm chí, một số bậc phụ huynh còn khuyên con cái không nên kết hôn nếu chưa thử sống cùng nhau.

   Trong một cuộc nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 bởi Trung tâm Xác suất Sức khỏe Quốc gia Mỹ cho thấy, có đến gần 67% các cặp vợ chồng đã kết hôn sau khi sống thử trước đó.

 

Những lợi ích và nhược điểm của việc sống thử

   Việc chung sống với nhau như vợ chồng trước khi kết hôn sẽ mang lại một số lợi ích nhưng cũng có nhiều nhược điểm khác, cụ thể:

Lợi ích của việc sống thử

  • Giảm cảm giác lo lắng, bỡ ngỡ khi ở chung: Đời sống hôn nhân thường xuất hiện nhiều vấn đề như không hợp trong ăn uống, lối sống, sinh hoạt với người bạn đời… Việc sống thử sẽ giúp bạn nhận ra những điểm khác biệt đó và cùng nhau đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Nhờ vậy, bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn về tâm lý khi trở thành vợ chồng thật sự.
  • Giúp cả hai thấu hiểu nhau hơn: Dù thời gian yêu nhau lâu đến mấy thì bạn cũng có thể không hiểu rõ đối phương nếu chưa về chung một nhà. Bởi trước khi gặp bạn, họ đã chuẩn bị bề ngoài chỉnh chu nhất, tâm lý vui vẻ nhất. Thế nhưng đằng sau đó còn nhiều điều mà bạn chưa biết về họ. Vì vậy, sống thử sẽ giúp bạn biết rõ hơn về những thói hư tật xấu của người yêu, giảm nguy cơ “vỡ mộng” khi kết hôn.

 

Sống thử giúp cả hai thấu hiểu nhau hơn

Sống thử giúp cả hai thấu hiểu nhau hơn

 

  • Tiết kiệm chi phí sinh hoạt: Đây là lợi ích dễ thấy nhất của việc sống thử. Khi bạn dọn về sống cùng nhau, những khoản chi phí riêng như tiền điện nước, tiền thuê nhà, tiền ăn uống được san sẻ, hai bạn hỗ trợ lẫn nhau, giảm bớt một phần gánh nặng về mặt tài chính. Ngoài ra, hai người còn có thể lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm một khoản để chuẩn bị tốt cho tương lai. 
  • Học cách giải quyết mâu thuẫn: Cuộc sống hôn nhân sẽ có lúc mâu thuẫn, cãi vã, bất đồng quan điểm. Để hôn nhân hạnh phúc, lâu bền thì cả hai cần phải biết cách nhường nhịn, tôn trọng và giải quyết các vấn đề phát sinh. Sống thử chính là cơ hội tốt nhất để bạn có thể học và thực hiện điều này.
  • Giúp đưa ra quyết định kết hôn hay không: Thông qua khoảng thời gian sống thử, bạn sẽ biết được cả hai có thực sự phù hợp trở thành vợ chồng của nhau hay không. Bởi khi sống cùng nhau, bạn sẽ biết rõ hơn về những thói quen và tính cách của người ấy. Nếu cả hai có thể dung hòa lẫn nhau thì sẽ dễ dàng đi đến kết hôn và xây dựng cuộc hôn nhân hạnh phúc. Ngược lại, nếu mâu thuẫn quá nhiều khiến cả hai mệt mỏi, chán nản thì nên cân nhắc dừng lại để tránh rơi vào cuộc hôn nhân đổ vỡ.

Những nhược điểm của việc sống thử

  • Định kiến và sự phản đối của gia đình, xã hội: Tình trạng sống thử ở xã hội hiện nay khá phổ biến. Tuy nhiên còn nhiều người, nhất là ông bà, cha mẹ, các thế hệ cũ vẫn sẽ phản đối lối sống này. Họ cho rằng phái nữ phải biết “giữ mình” trước khi về nhà chồng, chỉ những người hư hỏng, chơi bời, dễ dãi mới quan hệ trước hôn nhân. Theo đó, người con gái sống thử hay bị chỉ trích, chê cười. Thậm chí, nhiều gia đình còn coi thường con dâu.

 

Sống thử khiến nhiều phụ nữ bị nhà chồng chỉ trích

Sống thử khiến nhiều phụ nữ bị nhà chồng chỉ trích

 

  • Bị ảnh hưởng tâm lý: Những lời gièm pha, chê cười và sự coi thường của nhà chồng khiến nhiều phụ nữ bị đả kích, tổn thương tâm lý. Thêm nữa, sự tổn thương tâm lý còn có thể do chính từ nửa kia gây ra. Nếu người yêu của bạn là người vô tâm, gia trưởng, ích kỷ hoặc có quá nhiều thói hư, tật xấu, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái “sốc”, mệt mỏi, đau khổ. Và sau khi kết thúc mối quan hệ này, những tổn thương đó vẫn tiếp tục đeo bám, khiến bạn khó có thể bắt đầu một cuộc tình mới. Thực tế, không ít các cặp đôi khi về sống thử cùng nhau đã đưa ra quyết định chia tay dù họ đã có một cuộc tình đẹp và lâu dài trước đó.
  • Có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống hôn nhân: Chính sự tổn thương tâm lý khi sống thử thất bại khiến nhiều người mất niềm tin về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Họ lo sợ không hoà hợp được với đối phương, lại đau khổ, mệt mỏi, rồi lại ly hôn. Hậu quả là họ không còn muốn kết hôn nữa.
  • Mất thiện cảm với gia đình đối phương: Khi gia đình ngăn cấm yêu đương, nhiều cặp đôi đã tự ý quyết định về sống chung. Tuy nhiên, khi bị phát hiện, bạn sẽ để lại ấn tượng xấu đối với gia đình của người yêu. Nếu là nam giới, họ sẽ cho rằng bạn là kể dụ dỗ, lợi dụng. Còn đối với nữ giới, bạn sẽ bị chỉ trích là dễ dãi, không có đạo đức, không được dạy dỗ tử tế. Theo đó, nhiều gia đình phản đối, không chấp nhận một người con dâu sống thử. Hoặc dù có đồng ý nhưng sau khi trở thành người một nhà, gia đình chồng vẫn sẽ luôn xem thường, có những lời xúc phạm đối với nhân cách của con dâu.
  • Mang thai ngoài ý muốn: Tình dục là yếu tố quyết định đến 70% hạnh phúc hôn nhân. Sự hòa hợp trong tình dục giúp tình cảm hai người mặn nồng hơn. Và sống thử chính là một cơ hội để các cặp đôi có thể biết được bản thân có thực sự hợp nhau trong chuyện chăn gối hay không. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến hậu quả khó lường, thường gặp nhất là mang thai ngoài ý muốn. Nếu đôi bên chưa thực sự muốn kết hôn hoặc tài chính chưa ổn định thì mang thai sẽ trở thành vấn đề khó giải quyết.

 

Sống thử có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn

Sống thử có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn

   Xin mời các bạn theo dõi bài viết: "Bắt bệnh" những kiểu hôn nhân độc hại.

Sống thử trước khi kết hôn có giúp tránh được cuộc hôn nhân đổ vỡ?

   Dựa vào báo cáo hôn nhân và ly hôn của hơn 50.000 phụ nữ trong Khảo sát Quốc gia về Tăng trưởng Gia đình (NFSG) ở Mỹ, các nhà nghiên cứu nhận thấy phụ nữ kết hôn sớm chưa từng sống thử không gặp rủi ro ly hôn cao hơn người từng sống thử.

   Khi xem xét lịch sử hôn nhân của hàng nghìn phụ nữ trên cả nước, các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người sống thử có khả năng ly hôn cao hơn 15%.

   Một nghiên cứu của Đại học Stanford, Mỹ năm 2018 còn chỉ ra nguy cơ ly hôn cao gấp đôi đối với những phụ nữ sống thử với người không phải chồng tương lai.

   Như vậy, việc sống thử không thể tránh được hoàn toàn nguy cơ hôn nhân đổ vỡ.

   Vậy làm thế nào để có một cuộc sống hôn nhân viên mãn? Xin mời các bạn theo dõi bài viết: 9 lời khuyên để có cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Có nên sống thử trước khi kết hôn?

   Việc quyết định sống thử trước khi kết hôn hay không là lựa chọn của mỗi người. Tùy vào ý muốn, sở thích, nhu cầu và điều kiện của mỗi cá nhân mà câu trả lời sẽ khác nhau.

   Tuy nhiên, trước khi quyết định việc này, bạn nên cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng về cả lợi ích và những nhược điểm của việc sống thử.

   Bạn chỉ nên sống thử khi:

  • Cả hai đã sẵn sàng và nguyện ý sống với nhau.
  • Cả hai đã có ý định kết hôn và muốn trải nghiệm cuộc sống chung một mái nhà để để thấu hiểu, hoà hợp tốt hơn.
  • Cả hai đã có điều kiện kinh tế ổn định.
  • Cả hai đã chuẩn bị về mặt tâm lý cho những sự “bất ngờ” sau khi về sống chung nhà.
  • Trang bị đầy đủ kiến thức về phòng chống việc mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

   Còn nếu bạn đang trong các trường hợp sau thì đừng vội đưa ra quyết định sống thử để không phải hối tiếc:

  • Chưa thực sự sẵn sàng cùng với đối phương xây dựng một mối hệ lâu dài.
  • Sống thử chỉ vì nhu cầu tình dục.
  • Một trong hai hoặc cả hai đều đang là sinh viên, chưa có nguồn thu nhập ổn định.
  • Chưa hiểu rõ về các biện pháp phòng tránh mang thai và các bệnh lý tình dục.
  • Chưa chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tâm lý, không chịu được những định kiến của xã hội.
  • Có sự cấm đoán và ngăn cản dữ dội từ phía gia đình.

   Nói tóm lại, không có câu trả lời chung cho tất cả các trường hợp, bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng để có quyết định phù hợp với bản thân nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: hôn nhân ly hôn

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi