Con bị rối loạn tâm thần do nghiện game, cha mẹ phải làm sao?

Mục lục [Ẩn]

 

    Chúng ta đều biết, các trò chơi điện tử thu hút con người như thế nào, đặc biệt là đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên. Người nghiện game dễ mắc phải các rối loạn tâm thần, đặc biệt là khi nghiện nặng. Nếu con của bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy theo dõi bài viết sau đây để có hướng giúp con trở lại cuộc sống bình thường nhé!

 

Con bị rối loạn tâm thần do nghiện game, cha mẹ phải làm sao?

Con bị rối loạn tâm thần do nghiện game, cha mẹ phải làm sao?

 

Chơi game ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của con người như thế nào?

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức phân loại việc nghiện game là một loại rối loạn tâm thần. Không chỉ vậy, nghiện game đã được chứng minh có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu xã hội, hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), tăng động/giảm chú ý (ADHD) cũng như giảm khả năng tự kiểm soát, hạ thấp lòng tự trọng và cảm giác hạnh phúc. 

    Có nhiều cách mà chơi game online có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của một người, đó là:

  • Làm rối loạn quá trình tiết hormon hạnh phúc: Nghiên cứu chỉ ra rằng, người nghiện game online có hiện tượng sụt giảm nồng độ hormon hạnh phúc serotonin. Việc thiếu hụt hormon này kết hợp với một số yếu tố khác sẽ gây trầm cảm. 
  • Những đứa trẻ nghiện chơi game thường sẽ bị giảm khả năng giao tiếp, kết nối với những đứa trẻ khác trong cuộc sống hiện thực. Vì vậy, chúng dần bị cô lập khỏi xã hội. Lúc này, trẻ sẽ tăng cường tìm kiếm những tương tác, giao tiếp với người khác trong khi chơi điện tử và tự tách biệt bản thân khỏi thế giới thực. 
  • Cảm giác buồn bã, thấy bản thân kém cỏi khi mình liên tục thua cuộc. Một số game có độ khó cao hoặc yêu cầu đòi hỏi thời gian và sự cống hiến lớn để đạt được thành công. Việc đối mặt với áp lực và căng thẳng này có thể gây ra stress và khiến người chơi dễ bị trầm cảm.
  • Nghiện game gây ra những sự thất bại trong cuộc sống hiện thực: Nghiện game và dành quá nhiều thời gian cũng như tâm trí vào trò chơi sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến những hoạt động khác trong cuộc sống thực. Ví dụ như kết quả học tập kém, chị cha mẹ quát mắng, cấm đoán… Những điều này sẽ gây áp lực, lo lắng, và đẩy trẻ đối mặt với các vấn đề rối loạn tâm thần.
  • Do cảm giác thỏa mãn ngắn hạn: Khi chơi game, người chơi sẽ phải cố gắng tập luyện và tập trung để đạt được thành tích nào đó. Khi đạt được, họ sẽ có cảm giác thỏa mãn, hạnh phúc. Tuy nhiên, khi rời khỏi game và trở lại cuộc sống thực tế, cảm giác thỏa mãn sẽ tan biến và để lại cảm giác trống rỗng và thiếu hứng thú. Trong game, mọi thứ có thể diễn ra nhanh chóng và ngay lập tức, người chơi có thể đạt được thành tích chỉ trong vài phút. Còn cuộc sống thực tế lại khác, họ phải mất nhiều thời gian và công sức hơn, và phải nỗ lực nhiều hơn. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng và gây ra các vấn đề về trầm cảm, lo lắng hoặc cảm giác không hài lòng với cuộc sống hàng ngày.
  • Khi con bạn chơi trò chơi điện tử online, chúng sẽ chơi với nhiều người khác đến từ khắp nơi trên thế giới. Lúc này, con bạn có thể phải nhận những lời đe dọa, miệt thị, chê bai, trêu chọc…  đặc biệt là khi con bạn chơi kém hoặc thua cuộc.

 

Chơi game ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của con người như thế nào?

Chơi game ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của con người như thế nào?

 

    Có nhiều trường hợp, việc cắm đầu vào thế giới ảo và những trò chơi điện tử lại xuất phát từ những rối loạn tâm thần trước đó của trẻ. Những người thiếu kỹ năng xã hội, bất mãn với cuộc sống hiện tại, chỉ cảm thấy được công nhận khi chơi game… sẽ dành thời gian cho các trò chơi như một nơi để tìm thấy sự công nhận, giải tỏa tinh thần. Tuy nhiên, nếu bị nghiện game, càng chơi, những vấn đề về cảm xúc, hành vi trước đó của chúng lại càng trở nên trầm trọng hơn.

 

Cha mẹ cần phát hiện ra các triệu chứng rối loạn tâm thần do nghiện game của con

    Là cha mẹ, bạn cần phát hiện ra những biểu hiện của rối loạn tâm thần ở con như:

  • Ủ rũ, buồn bã, cách biểu hiện cảm xúc trên gương mặt không linh hoạt mà trở nên đơn điệu. 
  • Hay nhốt mình trong phòng, ngại, tỏ ra không thoải mái hoặc sợ giao tiếp với người khác.
  • Có những hành vi chống đối, khó chịu, cáu gắt, tức giận, lo lắng, đặc biệt là khi bị cấm đoán chơi game.
  • Chán ăn, không có cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, kiệt sức, các hoạt động trở nên chậm chạp, lờ đờ.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Khó tập trung, giảm khả năng tư duy và khả năng đưa ra quyết định.
  • Không điều khiển được bản thân: Người chơi không thể kiểm soát việc chơi game và không thể dừng lại mặc dù đã có ý định hoặc nhận thức về hậu quả tiêu cực của việc chơi quá mức.
  • Có hành động tự hại hoặc tự tử.

 

Trẻ tự nhốt mình lại dành thời gian, sức khỏe cho việc chơi game

Trẻ tự nhốt mình lại dành thời gian, sức khỏe cho việc chơi game

 

    Nếu con bạn thường xuyên chơi game và có một số hoặc nhiều những biểu hiện như trên, thì đừng chần chừ nữa mà hãy ngay lập tức thực hiện các biện pháp hỗ trợ để trẻ có thể trở lại cuộc sống bình thường. 

 

Con bị rối loạn tâm thần do nghiện game, cha mẹ phải làm sao?

Nếu con bạn đang bị hoặc bạn đang nghi ngờ chúng bị rối loạn tâm thần do nghiện game, thì sau đây là những lời khuyên hữu ích để giúp chúng trở lại cuộc sống hiện thực vui vẻ, khỏe mạnh:

  • Không quát mắng, không dùng bạo lực mà hãy ngồi xuống trò chuyện nhẹ nhàng với con và hỏi chúng xem chúng cảm thấy thế nào, chúng đang trải qua những cảm xúc gì để hiểu rõ hơn về tình hình.
  • Thiết lập giới hạn về thời gian chơi game: Thiết lập rõ ràng và cụ thể về thời gian chơi game cho con. Hãy nói rõ với trẻ điều này để chúng nắm được và biết rằng cần tuân thủ quy định này.
  • Hãy giúp con nhận thức rõ ràng về tác hại của việc nghiện game đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con, cũng như sự ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập và cuộc sống hàng ngày.
  • Khuyến khích con tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động xã hội, giao lưu với bạn bè, các thành viên trong gia đình để giảm cảm giác cô đơn và cải thiện tâm trạng.
  • Tạo môi trường tốt để con dần có hứng thú với thế giới thực hơn: Hãy để con cảm nhận được không khí hạnh phúc trong gia đình, thấy được những niềm vui khi tham gia vào các hoạt động hội nhóm, hoặc chơi thể thao, tham gia các môn nghệ thuật, âm nhạc… Bạn cũng nên dành thời gian cho con, lắng nghe và thấu hiểu để con cảm thấy được quan tâm và yêu thương.

    Nếu các phương pháp trên không mang lại kết quả, bạn cần đưa con đến gặp các chuyên gia tâm lý và bác sĩ khoa tâm thần. Lúc này, tùy vào tình trạng mà trẻ sẽ được chỉ định các biện pháp tâm lý trị liệu (liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình…), dùng thuốc cũng như những phương pháp khác, ví dụ như dùng BoniBrain của Mỹ.

 

Sản phẩm BoniBrain

Sản phẩm BoniBrain

 

    BoniBrain sẽ giúp cơ thể tăng tiết hai loại hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin, từ đó giúp trẻ cảm thấy thư giãn tinh thần, bình tĩnh, vui vẻ, hạnh phúc, có cảm giác thích thú, hưng phấn và tràn đầy năng lượng khi tham gia các hoạt động ở thế giới thực.

    Là người làm cha, làm mẹ, bạn hãy quan tâm đến con mình ngày từ bây giờ, nhận ra những dấu hiệu bất thường ở con, đặc biệt là khi trẻ đang nghiện game online, từ đó thực hiện những biện pháp hỗ trợ để con khắc phục những vấn đề chúng đang gặp phải. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: nghiện game

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi